Kế hoạch năm chuyên môn

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD-ĐT TX BUÔN HỒ

TRƯỜNG MG HOA CAU

     

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2018 – 2019

– Căn cứ quyết định số 1771 /QĐ- UBND  ngày 2 tháng 8 năm 2018 của UBND Tỉnh Đăk lăk về việc ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2018 – 2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục thường xuyên hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018- 2019.

– Căn cứ công văn số 205/PGDĐT – MN  ngày 27 tháng 9 năm 2018 của phòng giáo dục đào tạo thị xã Buôn Hồ về việc hướng dân thực hiện nhiệm vụ giáo dục Mầm non năm học 2018 – 2019

– Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 tình hình thực tế của ngành về kế hoạch việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2018 -2019.

-Căn cứ kế hoac hoach số 22/TMGHC Ngày 28 tháng 9 năm 2019. Kế hoach nhiệm vụ năm học 2018 -2019 của Hiệu trưởng trường MG

Hoa Cau

Năm học 2018 -2019. Bộ phận chuyên môn trường MG Hoa Cau xây dựng kế hoạch năm học 2018 – 2019 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂM HỌC 2018 – 2019.

1. Thuận lợi:

– Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và PGD & ĐT TX Buôn Hồ

– Sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh với nhà trường.

– Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn, nghiệp vụ tay nghề được tuyển chọn với yêu cầu chuẩn, đồng quan điểm giáo dục Mầm non với mô hình mới.

2. Khó khăn:

– Cơ sở vật chất nhà trường, cũng như diện tích đất sử dụng còn chật hẹp nên có những hạn chế nhất định về quản lý và tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy

– Năm thứ 10 thực hiện chương trình mầm non mới.

–  Giáo viên 100% người DTTS nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế.

– Học sinh 100% là người DTTS, nên việc tiếp cận tiếng phổ thông còn hạn chế nên việc tăng cường tiếng việt cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

 B/ NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

I/ ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GDMN:

– Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phát huy kết quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

– Tiếp tục chỉ đạo thực hiện năm thứ 9 chương trình GDMN. Tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm, hướng dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.

– Tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không áp đặt, gò bó. Khắc phục tình trạng cô nói nhiều, làm hộ trẻ. Kích thích trẻ suy nghĩ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, khích lệ trẻ chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi.

– Giáo viên nghiên cứu kỹ sách chương trình và hướng dẫn chương trình GDMN theo quy định. Thực hiện tiết dạy có giáo cụ, giáo án đầy đủ cho cô và cháu. Nâng cao chất lượng các hoạt động.

– Coi trọng việc cho trẻ tạo ra sản phẩm, được tự làm nhiều hơn lắng nghe cô nói và làm theo. Sử dụng hợp lý các hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo cá nhân và nhóm nhỏ.

– Tập trung sâu vào xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động một số chủ đề khó, giáo viên còn hạn chế như: “Nước – hiện tượng tự nhiên”, “ QH,đất nước – Bác Hồ”.

– Nâng cao chất lượng một số góc giáo viên tổ chức nội dung còn nghèo nàn, chưa lôi kéo trẻ vào hoạt động: Góc khám phá khoa học, góc thiên nhiên, góc âm nhạc.

– Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

– Tổ chức tốt hội giảng cấp cơ sở, khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin và giáo dục bảo vệ môi trường.

– Động viên khích lệ giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi…phục vụ giảng dạy và tham gia thi đồ dùng đồ chơi các cấp và hội thi giáo án điện tử.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Tiếp tục triển khai bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng DTTS, hoàn thành việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, chăm sóc, giáo dục trẻ;

– Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phát huy ảnh hưởng của GDMN đối với xã hội, đồng thời tận dụng mọi nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non.

II/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1.Tiếp tục nâng cao chất lượng các cuộc vận động và các phong trào thi đua  phát động  trong toàn ngành:

– Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lồng ghép có hiệu quả cuộc vận động với các hoạt động cụ thể của trong nhà trường nhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực, lối sống lành mạnh, tiết kiệm, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .

– Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: đảm bảo môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giữ gìn mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường; tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử. Đầu tư xây dựng nhà vệ sinh an toàn, sạch sẽ cho trẻ và giáo viên; duy trì việc thực hiện đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca…

2. Đẩy mạnh công tác phổ cấp giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi( PCGDMN 5T)

– Tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em  5 tuổi: tăng cường chỉ đạo, đôn đốc để hoàn thành tỷ lệ đạt phổ cập theo đúng kế hoạch.

– Tăng cường biện pháp để có thể huy động hầu hết trẻ 5 tuổi đi học ở các loại hình bán trú, học ngày 2 buổi và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

– Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở tất cả các độ tuổi mầm, chồi, lá, trong độ tuổi tuổi mẫu giáo đến trường,  huy động trẻ 5 tuổi tới trường từ 95% trở lên, trong đó 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc –  giáo dục mầm non

3.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng:

– Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) dưới 8% và tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) dưới 10%. Phấn đấu giảm ít nhất 1% số trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm. Tiếp tục thực hiện việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

– Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN, chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành phối hợp với gia đình để có biện pháp thực hiện mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

– Tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Chủ động phòng chống dịch bệnh giữ gìn môi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ của trẻ sạch sẽ để phòng chống dịch bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, tuyên truyền gia đình tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh cho trẻ đầy đủ theo quy định.

– Triển khai kế hoạch hành động của ngành về giáo dục phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 -2020.

– Tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non. Chỉ đạo triển khai rộng rãi mô hình “giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng”, qua 6 bước, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nền nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

– Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai nhằm từng bước đưa nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai vào trong các bài dạy cho trẻ. Giáo dục biển hải đảo cho trẻ MN 5T. Tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng DTTS.

3.2. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non:

– Chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình GDMN, trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và hỗ trợ việc thực hiện chương trình GDMN cho các giáo viên nhằm đạt hiệu quả cao.Tuyệt đối không ép trẻ tập đọc, viết chữ, học trước chương trình lớp 1

– Tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN cho giáo viên. Tập huấn về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, được ban hành tại Thông tư số 23/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bảo đảm tất cả giáo viên dạy mẫu giáo 5 tuổi được tập huấn và sử dụng Bộ chuẩn để đánh giá trẻ 5 tuổi. Tuyên truyền rộng rãi cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng động hiểu và biết cách sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ qua 120 chỉ số để có biện pháp phối hợp tác động kịp thời giữa gia đình và nhà trường giúp trẻ phát triển toàn diện.

3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin :

– Tăng cường đầu tư trang thiết bị CNTT và bồi dưỡng giáo viên trường được trang bị 50-70% CBQL và giáo viên có khả năng khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc, giáo dục và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi bằng hệ thống phần mềm, tiến tới mô hình phần mềm quản lý mầm non liên thông 3 cấp: Trường-Phòng – Sở.

– Phát huy hiệu quả trang thiết bị được cấp, nhân rộng việc sử dụng hợp lý các phần mềm quản lí, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ (Nutrikids, Kidsmart, Happykid, quả táo kỳ diệu…) và các phần mềm xây dựng bài giảng tương tác điện tử ở những nơi có điều kiện.

– Tăng cường tập huấn úng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

3.4. Tiếp tục thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục theo chuyên đề vào chương trình giáo dục mầm non:

– Trên cơ sở thực hiện chương trình GDMN, hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường;  giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục tài nguyên môi trường, biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non. Tăng cường tổ chức các hoạt động  giáo dục thực hành, trải nghiệm giúp trẻ hình thành những hành vi ứng xử đúng đối với môi trường, thói quen tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, thực hiện đúng các quy định an toàn giao thông.Tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng DTTS.

– Tập huấn “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi” cho cán bộ quản lý và GVMN.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

4.1 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

– Đảm bảo mua sắm kinh phí trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, rà soát các loại đồ dùng, đồ chơi để mua sắm thay thế, có kế hoạch hàng năm tự làm đồ dung đồ chơi tự tạo, để phục vụ các môn học cũng như các hoạt động.

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên :

– Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp; đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng, tăng cường bồi dưỡng theo cụm trường, tự bồi dưỡng tại các trường nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Tăng cường sự giúp đỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện công tác giáo dục mầm non.

– Thực hiện quản lí, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cán bộ quản lý mầm non, đảm bảo chất lượng của đội ngũ tương xứng với trình độ được đào tạo, bồi dưỡng.

III/ DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ TRONG NĂM

 

LỨA TUỔI

 

CHỦ ĐỀ

 

THỜI GIAN

 

 

 

 

Mẫu giáo khối lá

1.     Trường mầm non

2.     Bản thân

3.     Gia đình

4.     Nghề nghiệp

5.  Nước và hiện tượng tự nhiên

6.  Phương tiện giao thông

7.  Thế giới thực vật tết và mùa xuân

8.  Thế giới động vật

9.  Quê hương – Đất nước –Bác Hồ

10. Trường tiểu học

2 tuần

4 tuần

4 tuần

5 tuần

2 tuần

3 tuần

6 tuần

4 tuần

3 tuần

2 tuần

  Tổng cộng 35 tuần
 

 

 

Mẫu giáo khối chồi

1. Trường mầm non

2. Bản thân

3. Gia đình

4. Nghề nghiệp

5. Nước và hiện tượng tự nhiên

6. Phương tiện giao thông

7. Thế giới thực vật tết và mùa xuân

8. Thế giới động vật

9. Quê hương đất nước -Bác Hồ

10. Dinh dưỡng

               2 tuần

4 tuần

4 tuần

5 tuần

2 tuần

3 tuần

6 tuần

4 tuần

3 tuần

2 tuần

  Tổng cộng 35 tuần

 

 

IV/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

KHỐI CHỒI

 

A.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

a/ Phát triển vận động:

1/ Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:

– Thực hiên đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.

2/ Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động:

2.1 Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

– Bước liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

– Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3 m.

2.2 Kiểm soát được vận động:

– Đi/ chạy thay đổi hướng vận động  đúng tín hiệu vật chuẩn ( 4- 5 vật chuẩn đặt dích dắc).

2.3 Phối hợp tay – mắt trong vận động.

– Tung bắt bóng với người đối diện( Cô/ bạn): : bắt được 3 lần liền không rơi bóng ( khoản cách 3 m).

– Ném trúng đích đứng ( xa 1,5 m x cao 1,2m)

– Tự đập bắt bóng được 4-5 lần.

2.4 Thể hiện nhanh, mạnh, khéo,trong thực hiện bài tập tổng hợp:

– Chạy liên tục theo hướng thẳng  15m trong 10 giây.

– Ném trúng đích ngang ( xa 2 m ).

– Bò trong đường dích dắc ( 3 – 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.

3/ Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt,

3.1 Thực hiện được các vận động.

–  Cuộn xoay tròn cổ tay.

– Gập, mở, các ngón tay .

3.2 Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – Mắt  trong một số hoạt động:

– Vẽ hình người, nhà, cây.

– Cắt thành thạo theo đường thẳng.

– Xây dựng lắp ráp với 10 – 12 khối

– Biết tết sợi đôi

– Tự cài, cởi cúc buộc dây giày.

b/ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

1/ Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khẻo.

1.1biết một số thực phẩm cùng nhóm.

-Thịt, cá … có nhiều chất đạm.

– Rau, quả chin có nhiều vita min.

1.2 Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản, rau có thể luộc, nấu canh ; thịt có thể luộc, rán, kho, gạo nấu cơm.

1.3 Biết ăn để cao lớn, khẻo mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.

2/ Thực hiện được một số việc tự phực vụ trong sinh hoạt.

2.1 Thực hiện được một việc khi được nhắc nhở.

– Rửa tay bằng xà phòng.

– Tự lau mặt đánh răng.

– Tự thay quàn, áo khi bị ướt, bẩn.

2.2 Tự cầm bát, thìa bát xúc ăn gọn gang, không rơi vãi, đổ thúc ăn.

3/ Có một hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe.

3.1 Có một hành vi tốt trong ăn uống:

– Mời cô , mời bạn khi ăn; ăn từ tốn nhai kĩ.

– Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau…

– Không uống nước lã.

3.2 Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:

– Vệ sinh răng miệng đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.

– Biết nói nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt…

– Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

4/ Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh:

4.1 Nhận ra  bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng… là nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc nhọn.

4.2 Nhận ra những nơi như  hồ, ao, mương nước, suối, bể chứa nước…là nơi nguy hiểm không được chơi gần.

4.3 Biết tránh một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở.

– Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt…

– Khôngăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá quả lạ…không uống rượu bia, cà phê; không tự uống thuốc khi không được phép của người lớn.

– Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo.

4,4 Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:

– Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu

– Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc, nói được địa tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người than khi cần thiết.

B/GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

a/ Khám phá khoa học:

1/ Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng:

1,1 Quan tâm đến những thay đổi của sự vật hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật hiện tượng “ Vì sao cây lại héo?”: “ Vì sao lá cây bị ướt?”…

1.2 phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp sờ, nhìn, ngửi, nếm… để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.

1.3 Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ  đơn giản để quan sát so sánh, dự đoán Ví dụ: Pha màu/ đường/ muối vào nước, dự đoán quan sát, só sánh.

tìm hiểu đối tượng. Ví dụ: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi.

1.4 Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện.

1.5 Phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu .

2/ Nhận biết mối quan giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản.

2.1 Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng gần gũi Ví dụ: “ Cho thêm đường/ muối nên nước ngọt/ mặn hơn”

2.2 Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản Ví dụ: Làm cho ván dốc hơn để ô tô, đồ chơi chạy nhạnh hơn.

– Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thộc khi được hỏi

3/ Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau.

3.1 nhận xét trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.

3.2 Thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình…như:

– Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Gia Đình, phòng khám bệnh, xây dựng công viên…

– Hát các bài hát về cây, con vật…

– Vẽ, xé, dán, nặn, ghép hình… cây vối, con vật

b/ Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:

1/ Nhận biết số đếm, số lượng

1.1Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đểm các vật ở xung quanh hỏi; “Bao nhiêu?”; “ Là số mấy?”…

1.2 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.

1.3 So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

1.4 Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng  trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.

1.5 Tách một nhóm đối tượng  thành 2 nhóm nhỏ hơn.

1.6 sử dụng các số từ 1 – 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.

2/ Sắp xếp theo quy tắc:

– Nhận ra quy tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại.

3/ So sánh hai đối tượng:

– So sánh dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh.

4/ Nhận biết hình dạng:

4.1 Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa 2 hình ( tròn, và tam giác, vuông và chữ nhật…).

4.2 Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.

5/ Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian:

5.1 Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của  đồ vật so với người khác.

5.2 mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày.

c/ Khám phá xã hội:

1/ Nhận biết bản thân gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng.

1.1   Nói họ và tên tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.

1.2   Nói họ tên và công việc của bố mẹ  và các thành viên trong gia đình

được hỏi, trò chuyện xem ảnh về gia đình.

1.3 Nói được địa chỉ của gia đình ( số nhà, đường phố/ thôn/ xóm) khi được hỏi, trò chuyện).

1.4 Nói được tên và địa chỉ của trường lớp, lớp khi được hỏi, trò chuyện.

1.5 Nói tên, một số công việc của cô gaiso và các bác công nhân viên trong nhà trường khi được hỏi, trò chuyện.

1.6 Nói tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hoi, trò chuyện.

2/ Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương.

– Kế tên công việc, công cụ sản phẩm/ ích lợi…  của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện.

3/ Nhận biết mợt số lễ hội và danh lam thắng cảnh.

3.1 Kế tên và nói đặc điểmcủa một số ngày lễ hội:

3.2 Kể tên và nêu  một vài  đặc điểm của cảnh đẹp. di tích lịch sử ở địa phương.

 

 

C/ GIÁO DỤC PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ:

1/ Nghe hiểu lời nói:

1.1 Thực hiện được 1, 2 yêu cầu lien tiếp. ví dụ: “ Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng.

1.2 Hiểu nghĩa từ khái quát: rau, quả, con vât, đồ vât…

1,3 Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.

2/ Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày

2.1 Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.

2.2 Sử dụng được các từ  chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…

2.3 Sử dụng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.

2.4 Kể lại sự việc theo trình tự.

2.5 Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao…

2.6 Kể chuyện có mở đầu, kết thúc.

2.7 Bắt chước giọng nói của nhân vật trong chuyện

2.8 Sử dụng các từ  như mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp.

2.9 Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở.

3/ Làm quen với việc đọc – viết.

3.1Chọn sách để xem.

3.2 mô tả hành động của các nhân vật trong tranh

3.3 Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “ đọc sách theo tranh minh họa(“Đọc vẹt”).

3.4Nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm…

4.5 sử dụng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng…

D/ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HÔI:

1/ Thể hiện ý thức về bản thân:

1.1   Nói đước tên tuổi, giới tính của bản than, tên bố, tên mẹ.

1.2    Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.

2/ Thể hiện sự tự tin, tự lực:

2.1tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.

2.2 Cố gắng thực hiện công việc  được giao.( Trực nhật dọn đồ chơi…)

3/ Nhận biết và thể hiện cảm xức, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

3.1 Nhận biết  cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận,ngạc nhiên qua nét mặt lời nói, cử chỉ, qua tranh ảnh.

3.2 Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.

3.3 Nhận ra hình ảnh bác Hồ, lăng Bác Hồ.

3.4 Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ, qua hát, đọc thơ cùng cô kể chuyện về Bác.

3.5 Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương đất nước.

4/ Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:

4.1 Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi biết  cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời bố mẹ.

4.2 Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi chào hỏi lễ phép.

4.3 Chú ý nghe khi cô, bạn nói.

4.4 biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở.

4.5 Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung ( chơi, trực nhật…).

5/ Quan tâm đến môi trường:

5.1 Thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc.

5.2 Bỏ rác đúng nơi quy định.

5.3 Không bẻ cành ngắt hoa.

5.4 Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.

E/ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:

1/ Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình)

1.1Vui sướng vỗ tay làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn đẹp của các sự vât, hiện tượng.

1.2 Chú ý nghe, tỏ ra thích thú ( hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư ) theo bài hát, bản nhạc.

1.3 Thích thú ngắm nhìn, chỉ, sờ,và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình ( về màu sắc, hình dáng…) Của tác phẩm tạo hình.

2/ Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc( hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình ( vẽ, năn, xé dán, xếp hình)

2.1 Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hạt qua giọng hát, nét mặt điệu bộ…

2.2 Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức( vỗ tay, theo nhịp, tiết tấu, múa).

2.3 Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.

2.4 Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

2.5 Xé, cắt theo đường cong… và dán thành sản phẩm có màu sắc và bố cục.

2.6 Làm lõm, dỗ bẹt, bè loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.

2.7 Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

2.8 Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng

3/ Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình)

3.1 Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc.

3.2 Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát.

3.3 Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

3.4 Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.

V/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1.     Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

– Vào đầu năm học khi BGH, khối trưởng, giáo viên dự các lớp tập huấn về chuyên môn chương trình giáo dục mầm non mới về triển khai ngay sát với thực tế ở các lớp, Triển khai những thay đổi trong chương trình, cách lập kế hoạch bám theo các mốc phát triển của trẻ, yêu cầu độ tuổi và dấu hiệu đánh giá. Tổ chức cho các khối lớp soạn bài và tổ chức hoạt động tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Chú trọng đến sự trải nghiệm và tự khám phá của  trẻ cho toàn thể giáo viên cùng rút kinh nghiệm.

–  BGH, khối trưởng thường xuyên dự giờ thăm lớp giáo viên để góp ý, bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra đột xuất các hoạt động để đánh giá giáo viên. Đầu năm bố trí sắp xếp lớp giáo viên hợp lý để cùng hổ trợ giúp đỡ nhau trong lĩnh vực chuyên môn.

– Hàng tháng khối trưởng chuẩn bị tốt các buổi họp khối để rút kinh nghiệm chủ đề vừa học phổ biến các kiến thức mới hay kinh nghiệm trong giảng dạy cho các bạn trong khối tham khảo đồng thời chuẩn bị cho chủ đề kế tiếp, làm đồ dùng dạy học để giúp giáo viên nắm vững và thực hiện tốt chủ đề

– Kết hợp với phòng giáo dục tổ chức các tiết mẫu cho các trường bạn đến học tập đồng thời tăng cường cho giáo viên dự giờ ở trường mình trường bạn để đút rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động được tốt hơn

– Nắm vững nguyên tắc: Giáo viên là người chủ động sáng tạo trong việc lên kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ dưới sự hổ trợ của ban giám hiệu

2. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị:

– Đầu năm nhà trường và giáo viên kiểm tra, rà soát lại những đồ dùng trang thiết bị của lớp và của trường phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ,

– Tăng cường việc bảo quản sử dụng có hiệu quả tài sản đã có.

– Lập kế hoạch mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cần thiết cho cô và trẻ.

Khuyến khích giáo viên sử dụng nguyên phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi.

– Tu sửa, cải tạo vườn trường, trang trí vườn , sân trường sạch đẹp phục vụ việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

3. Xây dựng môi trường:

Trang trí trường, lớp theo chủ điểm, chủ đề nhánh

Xây dựng môi trường giáo dục “xanh, sạch , đẹp, an toàn” đảm bảo tính sư phạm theo hướng mở, an toàn, thân thiện, tạo cơ hội cho trẻ thực hành để củng cố kiến thức, kỹ năng và bộc lộ khả năng cá nhân khi tham gia hoạt động khám phá, trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện

Chú ý rèn trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong, ngoài lớp và nơi công cộng

Khuyến khích giáo viên tận dụng nguyên vật liệu phế thải, sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường học tập, Khuyến khích trẻ cùng cô trang trí xây dựng môi trường học tập của mình

Phấn đấu 2/4 lớp đạt tiêu chuẩn “xanh, sạch, đẹp” chăm sóc góc thiên nhiên của lớp xanh tốt

Sưu tầm trò chơi dân gian, ca dao, đồng giao, tục ngữ tổ chức cho trẻ chơi. học

Xây dựng góc thư viện của lớp phong phú, phù hợp với chủ đề

Tạo lập mối quan hệ thân ái, hòa đồng giữa đội ngũ giáo viên, giáo viên và phụ huynh, gương mẫu trước trẻ

4. Việc tuyên truyền vận động phối kết hợp với phụ huynh học sinh:

Nhà trường và các lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, thông qua chất lượng nuôi dạy trẻ.

Tuyên truyền các hoạt động học tập chương trình học của trẻ ở trường để phụ huynh nắm được và kết hợp dạy ở nhà qua các góc tuyên truyền tại lớp và các bảng biển treo trong trường, qua các buổi họp phụ huynh

Trưng bày các sản phẩm, kết quả học tập của trẻ để phụ huynh biết được tình hình học tập và khả năng của con em mình.

Kết hợp với hội cha mẹ học sinh khen thưởng xứng đáng đối với các cá nhân và tập thể có nhiều thành tích trong các hoạt động của trường trong năm.

Tiếp tục vận động phụ huynh các lớp đóng góp chuyện, cây xanh tạo góc thư viện và vườn cây của bé, thường xuyên đóng góp nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng phục vụ các chủ đề.

5. Đánh giá

Kiểm tra, đôn đốc giáo viên thường xuyên thực hiện đúng lịch sinh hoạt mỗi ngày. Đánh giá đúng các hoạt động năng lực của giáo viên theo mẫu đánh giá của vụ, phòng.

Thực hiện thường xuyên việc đánh giá trẻ sau mỗi ngày, sau mỗi chủ đề và thực hiện đánh giá hàng tháng theo các chỉ số phát triển đối với trẻ 5T. Đầu năm học, cuối năm học theo các tiêu chí hướng dẫn của từng độ tuổi đối với trẻ mẫu giáo.

6. Tham mưu các cấp

 –  Tham mưu với các cấp đầu tư thêm máy vi tính cho trẻ làm quen với các chương trình kidmart, happykid…

7.Chỉ tiêu phấn đấu :

a. Chất lượng học sinh:

– Trẻ sạch sẽ, lễ phép:  100%

– Chuyên cần: 95%

– Bé ngoan: 80%

– Trẻ đạt sức khỏe bình thường: 90 – 95%

– Chiều cao bình thường: 85-90%

– Bé khỏe, bé ngoan cấp cơ sở: 90%

– Khảo sát đánh giá trẻ cuối mỗi độ tuổi đạt yêu cầu: 90 – 95

* Kết quả trên trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển có 120 chỉ số: Khối Lá

+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Gồm 6 chuẩn 26 chỉ số

+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: Gồm 9 chuẩn 29 chỉ số

+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Gồm 6 chuẩn 31 chỉ số

+ Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội: Gồm 7 chuẩn 34 chỉ số

  * Kết quả trên trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển: Khối Chồi

       Lĩnh vực

 

Xếp loại

Nhận thức Ngôn ngữ Thể chất Thẩm mỹ TC-QHXH
Tốt 85- 90% 85 – 90 % 90 – 95% 85 – 90% 85 – 90%

– Hoạt động góc: 85- 90%

– Hoạt động ngoài trời: 90 – 95%

– Hoạt động ngày hội, ngày lễ 100%

– Tổ chức các chuyên đề: 100%

b. Chỉ tiêu đối với giáo viên:

– 100%  giáo viên biết xây dựng kế hoạch và tổ chức đầy đủ các hoạt động cho trẻ.

– 100% giáo viên  soạn bài trên máy.

– 30% giáo viên xây dựng một cách sáng tạo, ứng dụng tốt cộng nghệ thông tin và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.

– Dự giờ:  + 25 giờ/năm/1 giáo viên

+ 40 giờ/1 năm/1 BGH

– Dạy tốt: + 1 giờ/ 1 giáo viên/ năm

+ Toàn trường có 07 tiết dạy tốt/năm. Phấn đấu 70% giờ xếp loại tốt.

– Hội giảng: + Khuyến khích 100% giáo viên tham gia.

+ Phấn đấu có 71 % giáo viên dạy tiết đạt loại giỏi.

–         Đồ dùng dạy học:

+ Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng bằng nguyên vật liệu tận dụng và tham gia thi đồ dùng dạy học cấp trường. (cấp thị, cấp tỉnh không tổ chức)

+  Hai khối làm mới đồ dùng dạy học theo 3 môn học, 1 hoạt động trong năm.

–         Kiểm tra các cấp: Đạt 75% loại tốt, 25% loại khá.

–         Đạt chuẩn giáo viên MN: 100% đạt loại khá, tốt.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]